Ngày nay, không khó để bắt gặp một người tốt nghiệp với tấm bằng tại chức hoặc đang theo học tại chức tại một số trường đại học. Vậy học tại chức là gì? Có nên học tại chức hay không? Cùng Ptit tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Học tại chức là gì?
Học tại chức là hình thức đào tạo chuyên biệt dành cho dành cho những đối tượng vừa học vừa làm nhằm nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn cho bản thân.
Chương trình đào tạo này phù hợp với những người vừa học tập, vừa làm việc, không có thời gian tham gia vào các lớp học ban ngày. Những người học tại chức thường mong muốn thăng tiến lên những vị trí cao hơn, tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn hoặc một vị trí khác với lĩnh vực hiện tại họ đang làm.
Bằng tại chức có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy bởi hệ tại chức có chương trình đào tạo giống với chính quy. Hiện nay, bằng tại chức đang ngày càng phổ biến, được chấp nhận tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Người tốt nghiệp bằng tại chức cũng được coi trọng, đối xử bình đẳng như những người tốt nghiệp bằng đại học chính quy thông thường.
2. Những ưu và nhược điểm của bằng đại học tại chức
Để biết được “Có nên học tại chức hay không?”, người học trước tiên cần nắm rõ những ưu và nhược điểm của hình thức đào tạo này.
2.1 Ưu điểm
- Tốt nghiệp với bằng tại chức loại khá, giỏi được đánh giá cao hơn xếp loại trung bình tại chương trình học chính quy.
- Nếu xét về mặt trình độ, năng lực thực tế cũng như kinh nghiệm làm việc thì người có bằng tại chức sẽ được đánh giá cao hơn
- Tham gia học tại chức sẽ giúp người học tiết kiệm được lượng lớn thời gian bởi chương trình này ưu tiên các kiến thức trọng tâm. Đồng thời, người học cũng có thể áp dụng những kiến thức đang được học tại chương trình tại chức cho nghề nghiệp hiện tại của bản thân
2.2 Nhược điểm
- Chất lượng đào tạo của hệ tại chức được đánh giá không cao bởi những sinh viên có học lực yếu kém, không đủ khả năng vào học chính quy nên thường sẽ có tâm lý lựa chọn học tại chức để học tạm bợ khiến cho chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng, đánh đồng là không tốt.
- Việc vừa đi học, vừa đi làm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập của bạn.
- Một số trường đại học đào tạo hệ tại chức chỉ tuyển dụng để lấy số lượng mà không có sự chọn lọc kỹ càng. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ giảng viên tại chức cũng còn nhiều hạn chế
- Chất lượng đầu vào còn thấp, chương trình đào tạo ngắn hơn nhiều so với hệ chính quy nên chất lượng đào tạo cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
3. Điều kiện học tại chức là gì?
Nếu có nhu cầu đăng ký học tại chức tại các trường đại học thì sinh vân cần phải chuẩn bị và đáp ứng được một số yêu cầu nhất định như:
- Có bằng tốt nghiệp THPT, đơn vị giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề, cao đẳng hoặc các trường đại học từng theo học.
- Có đầy đủ giấy tờ tùy thân cùng với các loại giấy tờ để làm thủ tục nhập học.
- Đóng đủ lệ phí đăng ký dự tuyển cho các tường theo học tại chức.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong quy trình đăng ký và đào tạo của trường và Bộ giáo dục ban hành.
4. Có nên học tại chức hay không?
Nhiều người vẫn thường đặt ra câu hỏi “Có nên học tại chức hay không?” và thắc mắc mình có phù hợp với chương trình đào tạo này hay không. Dưới đây, Ptit sẽ gợi ý cho các bạn một số trường hợp mà sinh viên có thể phù hợp đăng ký học tại chức:
- Sinh viên muốn rút ngắn thời gian học tập và chi phí: Sinh viên tham gia học tại chức có thể vừa học, vừa làm và thời gian học tại chức có thể rút ngắn xuống. Nếu hệ đào tạo chính quy, sinh viên phải mất 4 năm để hoàn thành chương trình học thì với chương trình tại chức, sinh viên chỉ mất khoảng 2 năm.
- Sinh viên muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc: Với chương trình học tại chức, sinh viên có thể vừa tham gia học tập, vừa làm việc. Điều này sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt các nhà tuyển dụng bởi nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm được ứng viên có kinh nghiệm.
5. Tham khảo thêm chương trình đại học từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
Bên cạnh chương trình học tại chức, người học cũng có thể tham khảo thêm chương trình đào tạo từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. Hình thức đào tạo này cho phép mọi học viên trên toàn quốc đều dễ dàng theo học, phù hợp với những người đi làm bận rộn hoặc những người ở xa, không thuận tiện với việc học trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
Chương trình đào tạo từ xa hiện khá phổ biến ở nước ta, một số ưu điểm nổi bật của chương trình đào tạo này như:
- Linh động về địa điểm học tập
- Có thể dễ dàng xem lại bài giảng nhằm hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức
- Dễ dàng tương tác với giảng viên, bạn bè trong lớp
- Tiết kiệm chi phí sinh hoạt và đi lại
- Bằng hệ từ xa có giá trị tương đương bằng đại học chính quy.
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên học tại chức hay không?” Chương trình học tại chức hay đào tạo từ xa đều là những chương trình tiết kiệm thời gian, chi phí, đem lại nhiều lợi ích cho người học. Ptit hy vọng bài viết hữu ích và chúc các bạn thành công trên con đường mình đã lựa chọn!